Đồ án Thiết kế lò đốt rác y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh công suất 35kg trên giờ (Thuyết minh + Bản vẽ)


Đồ án Thiết kế lò đốt rác y tế bệnh viện

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá tại các thành phố và các khu đô thị Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh mẽ trong những năm tới. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhiều loại chất thải khác nhau sinh từ các hoạt động của con người có xu hướng tăng lên về số lượng, từ nước cống, rác sinh hoạt, phân, chất thải công nghiệp đến các chất thải độc hại, như rác y tế. Nếu ta không có phương pháp đúng đắn để phân huỷ lượng chất thải này thì sẽ gây ô nhiễm môi trường do vượt quá khả năng phân huỷ của tự nhiên. 

Chất thải rắn hiện nay trở thành vấn đề bức xúc trong cuộc sống đô thị và ảnh hưởng xấu của nó đến xã hội. Bên cạnh các vấn đề quan tâm, ta cũng cần quan tâm đến lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh. 

Chất thải rắn y tế (CTRYT) là loại chất thải nguy hại. Trong thành phần CTRYT có các loại chất thải nguy hại như: chất thải lâm sàng nhóm A,B,C,D,E. Các loại chất thải này đặc biệt là chất thải nhiễm khuẩn nhóm A, chất thải phẫu thuật nhóm E có chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh có thể thâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều con đường và nhiều cách khác nhau. Các vật sắc nhọn như kim tiêm… dễ làm trày xước da, gây nhiễm khuẩn. Đồng thời, trong thành phần chất thải y tế còn có các loại hoá chất và dược phẩm có tính độc hại như: độc tính di truyền, tính ăn mòn da, gây phản ứng, gây nổ. Nguy hiểm hơn các loại trên là chất thải phóng xạ phát sinh từ việc chuẩn bệnh bằng hình ảnh như: chiếu chụp X-quang, trị liệu… Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0,14%) so với tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn toàn quốc. Tuy nhiên, nếu chúng không được quản lí tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. 

Cho đến nay, chôn lấp vẫn là biện pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất đối với nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ưu điểm chính của công nghệ chôn lấp ít tốn kém và có thể xử lý nhiều loại chất thải rắn khác nhau so với công nghệ khác. Tuy nhiên hình thức chôn lấp lại gây ra những hình thức ô nhiễm khác như ô nhiễm nước, mùi hôi, ruồi nhặng, côn trùng…Hơn nữa, công nghệ chôn lấp không thể áp dụng để xử lý triệt để các loại chất thải y tế, độc hại. Ngoài ra trong quá trình đô thị hoá như hiên nay, quỹ đất ngày càng thu hẹp, dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn vị trí làm bãi chôn  lấp rác. 

Vì vậy, áp dụng một số biện pháp xử lý rác khác song song với chôn lấp là một nhu cầu rất thiết thực. Công nghệ đốt chất thải rắn, một trong những công nghệ thay thế, ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi đặc biệt với loại hình chất thải rắn y tế và độc hại. Công nghệ đốt chất thải rắn sẽ ít tốn kém hơn nếu đi kèm với biện pháp khai thác tận dụng năng lượng phát sinh trong quá trình đốt.        

2.   Mục tiêu của luận văn 

Tính toán thiết kế lò đốt rác y tế  nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường do chất thải rắn y tế sinh ra của bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh. 

3.   Nội dung của luận văn 

1/   Tổng quan về chất thải y tế. 

2/   Tổng quan về phương pháp thiêu đốt chất thải rắn y tế. 

3/   Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn y tế của tỉnh Tây Ninh.

4/   Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế cho bệnh viện đa khoa Tây Ninh đến năm 2020. 

5/  Tính toán, thiết kế lò đốt rác y tế công suất 35 kg/h. 

4.   Phương pháp nghiên cứu 

Nghiên cứu lý thuyết 

- Sưu tầm số liệu, tư liệu tổng quan về chất thải rắn y tế. 

- Sưu tầm số liệu, tư liệu về các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế. 

- Sưu tầm số liệu, tư liệu về hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn y tế. 

Nghiên cứu thực nghiệm 

- Khảo sát khu vực đặt lò đốt rác y tế. 

5.   Ý nghĩa khoa học thực tiễn, kinh tế – xã hội 

Ý nghĩa khoa học 

- Trên cơ sở thiết kế lò đốt để xử lý chất thải rắn y tế cho tỉnh Tây Ninh, lò đốt được thiết kế hai cấp có thể xử lý triệt để chất thải rắn y tế và khí gas sinh ra trong quá trình đốt nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. 

Ý nghĩa kinh tế - xã hội 

- Công nghệ này có thể áp dụng để xử lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh và các bệnh viện khác. 

NỘI DUNG: 

  • 1.   Tính cấp thiết của đề tài 1 
  • 2.   Mục tiêu của luận văn 1 
  • 3.   Nội dung của luận văn 2 
  • 4.   Phương pháp nghiên cứu 2 
  • 5.   Ý nghĩa khoa học thực tiễn, kinh tế – xã hội 2 


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 

  • 1.1   Khái niệm chất thải rắn y tế 3 
  • 1.2   Phân Loại 3 
  • 1.2.1   Chất thải lâm sàng 3 
  • 1.2.2   Chất thải gây độc tế bào 3 
  • 1.2.3   Chất thải phóng xạ 3 
  • 1.2.4   Chất thải hoá học 4 
  • 1.2.5   Chất thải sinh hoạt 4 
  • 1.2.6   Các loại bình chứa có áp 4 
  • 1.3   Tính chất chất thải y tế 4 
  • 1.3.1   Tính chất vật lý 4 
  • 1.3.2   Tính chất hoá học và giá trị nhiệt lượng 7 


Chương 2:TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 

  • 2.1   Phương pháp khử trùng 8 
  • 2.2   Phương pháp trơ hoá (cố định và đóng rắn) 8 
  • 2.3   Phương pháp chôn lấp 8 
  • 2.4   Phương pháp đốt 9 
  • 2.5   Tình hình áp dụng công nghệ đốt chất thải nguy hại và chất thải rắn y tế 10 
  • 2.5.1   Tình hình áp dụng công nghệ đốt chất thải nguy hại và chất thải y rắn tế trên thế giới 10 
  • 2.5.2   Tình hình áp dụng công nghệ đốt chất thải nguy hại và chất thải rắn y tế ở Việt Nam 10 
  • 2.6   Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn y tế 11 
  • 2.6.1   Cơ sở lựa chọn 11 
  • 2.6.2   Quá trình quản lý chất thải rắn y tế trước khi xử lý 12 
  • 2.6.3   Công nghệ thiêu đốt chất thải rắn  y tế 12 
  • 2.6.4  Các kiểu lò cơ bản 14 


Chương 3: HIỆN TRẠNG THU GOM XỬ LÝ RÁC Y TẾ CỦA TỈNH TÂY NINH 

  • 3.1   Đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh Tây Ninh 19 
  • 3.1.1   Vị trí địa lý 19 
  • 3.1.2   Đặc điểm các điều kiện tự nhiên 19 
  • 3.2   Đặc điểm dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội 21 
  • 3.2.1   Tình hình dân số và hiện trạng phân bố dân cư 21 
  • 3.2.2    Điều kiện kinh tế và các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp  và dịch vụ 22 30 
  • 3.2.3   Giáo dục, văn hoá, y tế và vệ sinh môi trường 24 
  • 3.3    Hiện trạng thu gom và xử lý rác y tế của tỉnh Tây Ninh 24 


Chương 4: DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂY NINH ĐẾN 2020 

  • 4.1   Dự báo về phát triển dân số 28 
  • 4.2   Dự báo về khối lượng chất thải rắn 28 
  • 4.3   Dự báo về phát sinh chất thải rắn y tế 29 


Chương 5: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ LÒ ĐỐT RÁC Y TẾ CÔNG SUẤT 30KG/H CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TÂY NINH 

  • 5.1   Tính toán sự cháy dầu DO 31 
  • 5.1.1  Hệ số tiêu hao không khí và lượng không khí cần thiết 31 
  • 5.1.2   Xác định lượng và thành phần của sản phẩm cháy 33 
  • 5.2   Tính toán sự cháy của rác 33 
  • 5.2.1   Xác định nhiệt trị của rác 33 
  • 5.2.2   Hệ số tiêu hao không khí ( ) và lượng không khí cần thiết 34 
  • 5.2.3   Xác định lượng và thành phần sản phẩm cháy 35 
  • 5.3   Xác định nhiệt độ thực tế và tính cân bằng nhiệt của lò 36 
  • 5.3.1   Xác định nhiệt độ cháy lý thuyết của dầu DO 36 
  • 5.3.2   Xác định nhiệt độ thực tế của lò 37 
  • 5.3.3   Tính cân bằng nhiệt và lượng nhiên liệu tiêu hao 37 
  • 5.3.4   Suất tiêu hao nhiên liệu tiêu chuẩn 39 
  • 5.3.5   Xác định kích thước buồng sơ cấp 39 
  • 5.3.6   Tính thiết bị đốt 40 5.4   Tính toán buồng đốt thứ cấp 43 
  • 5.4.1   Xác định lưu lượng và thành phần dòng vào 43 
  • 5.4.2   Tính cân bằng nhiệt và lượng nhiên liệu tiêu hao 44 
  • 5.4.3   Xác định chỉ tiêu kỹ thuật lò 45 
  • 5.4.4   Xác định kích thước buồng đốt thứ cấp 46 
  • 5.4.5   Tính thiết bị đốt 47 
  • 5.4.6   Thành phần và lưu lượng của khí thải ra khỏi lò đốt 48 
  • 5.5   Thể xây lò và tính toán khung lò 49 
  • 5.5.1   Thể xây lò 49 
  • 5.5.2   Khung lò 51 
  • 5.5.3   Kiểm tra tổn thất nhiệt qua xây lò 52 


Chương 6: XỬ LÝ KHÓI THẢI CỦA LÒ ĐỐT 

  • 6.1   Xác định thành phần, lưu lượng và nồng độ các chất trong khói thải. chọn phương pháp xử lý 56 
  • 6.1.1   Xác định thành phần, lưu lượng và nồng độ các chất trong khói thải 56 
  • 6.1.2   Xác định các thành phần cần xử lý 56 
  • 6.1.3   Lựa chọn phương pháp xử lý 57 
  • 6.2   Tháp giải nhiệt 58 
  • 6.2.1   Khối lượng riêng hỗn hợp khí 58 
  • 6.2.2   Phương trình truyền nhiệt khi chất khí chuyển động ngược đều ở nhiệt độ thay đổi 59 
  • 6.2.3   Tính cơ khí 62 
  • 6.2.4   Tính bề dày thân tháp 63 
  • 6.2.5   Bề dày thân hình trụ hàn làm việc chịu áp suất tính theo lý thuyết     chung 64 
  • 6.2.6   Tính đáy 65 
  • 6.2.7   Tính nắp 67 
  • 6.2.8   Tính đường ống dẫn khí vào và ra 68 
  • 6.2.9   Tính đường ống dẫn lỏng vào và ra 68 
  • 6.2.10   Tính các thiết bị phụ khác 69 
  • 6.3   Tính toán thiết bị xử lý khí 74 
  • 6.3.1   Nồng độ HCl, SO2 trong pha khí vào tháp 74 
  • 6.3.2   Nồng độ SO2, HCl trong pha khí ra khỏi tháp 74 
  • 6.3.3   Dung môi sử dụng trong quá trình hấp thụ 75 
  • 6.3.4   Lượng dd Ca(OH)2 sử dụng 75 
  • 6.3.5   Tính tháp rửa khí 76 
  • 6.3.6   Tính trở lực tháp 83 
  • 6.3.7   Tính toán cơ khí thiết bị 85 
  • 6.4   Tính bơm và quạt 89 
  • 6.4.1   Tính bơm dẫn lỏng vào tháp 89 
  • 6.4.2   Tính quạt hút khí ra khỏi tháp 90 
  • 6.4.3   Tính quạt cấp gió cho lò đốt 91 
  • 6.4.4   Tính quạt cấp gió cho béc đốt nhiên liệu 93 
  • 6.5   Tính ống khói 95 6.6   Dự toán chi phí cho công trình 98 
  • 6.6.1   Tính toán chi phí thiết kế và xây dựng hệ thống 98 
  • 6.6.2   Tính toán chi phí nguyên nhiên liệu sử dụng trong một ngày đêm (8h) 99 
  • 6.6.3   Giá thành xử lý rác 99 

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 100



Post a Comment

0 Comments

Ad Code